Chuyên mục: Tin nông nghiệp
Ngày đăng: 03/01/2018

Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất, vì nông nghiệp bền vững

Giá trị từ cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã được thấy rõ từ biến chuyển tích cực về việc giải quyết nạn đói, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống nông thôn. Tuy nhiên, kéo theo đó là tình trạng đất đai bạc màu, phù sa giảm trầm trọng và biến đổi khí hậu phức tạp khiến cho nền nông nghiệp nước ta đứng trước thách thức phải thay đổi theo hướng bền vững hơn.

Tình trạng đất đai bạc màu, phù sa giảm mạnh, biến đổi khí hậu phức tạp

Việc áp dụng “hệ canh tác bổ sung” – tức bổ sung phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là lạm dụng phân bón vô cơ đã làm phá vỡ cấu trúc tự nhiên của đất canh tác, làm suy giảm độ màu, mùn và sự thông thoáng của đất.

Ngoài ra, sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, thuốc BVTV cũng tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi cho cây trồng, phá vỡ hệ canh tác đa canh, luân canh, xen canh, gối canh. Nhiều nơi trên thế giới sau một thời kỳ canh tác, đất bị thoái hóa, bạc màu, sa mạc hóa, không thể gieo trồng được nữa.

Điển hình là Ấn Độ, cách mạng xanh đẩy mạnh thì diện tích đất đai bị sa mạc hóa cũng tăng rất nhanh.

Con người tiếp tục phá rừng để có đất canh tác nông nghiệp, gây biến đổi khí hậu. Nông nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp từ nhiều năm qua.

california getty1

Bên cạnh đó, theo các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của Ủy hội sông Mekong đang cho thấy một nguy cơ mà Đồng bằng Sông Cửu Long phải đối mặt là kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn gia tăng, lượng phù sa sụt giảm trầm trọng.

Số liệu thống kê cho thấy dòng sông cung cấp lượng phù sa lên đến 160 triệu tấn/ năm ra khu vực cửa biển vào năm 1994 nhưng đến năm 2014 chỉ còn lại 75 triệu tấn/ năm.

Con số này đang tiếp tục sụt giảm nhanh chóng. Theo dự báo của Trung tâm phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC), đến năm 2030, dinh dưỡng sẽ giảm 75%, tức còn 6,000 tấn/ năm.

Trước tình trạng trên, đòi hỏi nền nông nghiệp cần phải thay đổi, cuộc cách mạng xanh phải bền vững hơn, tức thân thiện với môi trường. bằng các sản phẩm sinh học an toàn và tác động tích cực lên đồng ruộng, đất đai.

Dinh dưỡng hữu cơ sinh học giúp cải tạo đất

Dinh dưỡng hữu cơ sinh học, đặc biệt là axit humic có vai trò quan trọng với đất và cây. Chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo ra sự thông thoáng, giúp rễ phát triển mạnh. Axit humic giúp cải thiện độ màu mỡ của đất, là chất đệm để kìm hãm, ngăn chặn hoạt động của các chất độc có trong đất và nước.

Axit Humic sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón và cung cấp dần cho cây, nên hạn chế hiện tượng thất thoát, giảm chi phí đầu tư, đồng thời năng suất và chất lượng của nông sản vẫn được đảm bảo.

Hợp Trí Super Humic đã trở thành một sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong qui trình chăm sóc cây trồng, trước điều kiện thời tiết tiết bất thường và đất đai cằn cỗi kiệt quệ sau hàng chục năm khai thác và do thói quen canh tác chỉ chú trọng bón phân vô cơ dẫn đến tình trạng đất bạc màu và dễ bị ngộ độc.

Hợp Trí Super Humic

Do đó, Hợp Trí Super Humic 3 tốt chính là giải pháp cho nền nông nghiệp xanh bền vững. Là phân hữu cơ sinh học, với 70% hàm lượng axit humic đậm đặc, chiết xuất từ mỏ địa chất Leonardite hàng trăm triệu năm tuổi, nhờ vậy Hợp Trí Super Humic đạt được 3 cái tốt:

Thứ nhất là tốt cho đất: Hợp Trí Super Humic rất dễ tan và tan hoàn toàn trong nước, sau đó tác dụng cải tạo đất rất mạnh nhờ tạo nên lớp keo đất trên bề mặt giúp lưu giữ tối đa dinh dưỡng đa trung vi lượng và giảm thiểu tối đa sự thất thoát phân.

Thứ 2 là tốt cho cây: Hợp Trí Super Humic rất mịn nên cây hấp thu dễ dàng để nuôi toàn bộ thân, lá và trái, cây ra rễ mạnh, mầm khỏe, sinh trưởng tốt chống chịu được với các điều kiện bất lợi.

Thứ 3 là mang lại hiệu quả kinh tế tốt: sử dụng Hợp Trí Super Humic giúp giảm thiểu tối đa sự thất thoát phân, vừa giúp tiết kiệm lượng phân vô cơ bón vào đất vừa giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và đất đai. Do đó, ngay từ đầu vụ, khi tiến hành bón phân, bà con nông dân kết hợp trộn phân đa lượng với Hợp Trí Super Humic, để cải tạo đất cho đất tơi xốp, thông thoáng, phì nhiêu, lại giúp nông dân tiết kiệm từ 25 – 30% lượng phân bón vô cơ.

Như vậy, Hợp Trí Super Humic chính là một “vị cứu tinh”, một giải pháp không thể thiếu trong canh tác trồng trọt nhằm tăng độ mùn cho đất vốn đã bị suy kiệt sau mỗi mùa vụ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nhờ hạn chế tối đa sự thất thoát của phân vô cơ. Sử dụng Hợp Trí Super Humic, chính là hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao