Chuyên mục: Cây có múi
Ngày đăng: 01/09/2021

Bệnh trên cây có múi do tác nhân nấm & cách phòng trừ

Trên cây có múi, có rất nhiều bệnh hại gây ra, tác nhân có thể do nấm, do vi khuẩn và kể cả do virus. Trong bài này chúng tôi đề cập một số bệnh hại thường gặp trên cây có múi do tác nhân nấm và cách phòng trừ.

I. MỘT SỐ BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI DO TÁC NHÂN NẤM:

I.1. Bệnh ĐỐM NÂU (tên tiếng anh Alternaria brown spot - ABS)

Tác nhân gây bệnh: Nấm Alternaria Alternata Fr. (Keissler)

Đặc điểm nhận biết:

Trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu đen với quầng vàng bao quanh, bề mặt vết bệnh bằng phẳng, sờ vào không có cảm giác nhám tay. Vết bệnh sau đó mở rộng thành các vùng hoại tử thường có hình tròn với tâm sáng màu và viền nâu đen bao quanh. Độc tố do nấm tạo ra có thể gây hoại tử dọc theo gân lá nơi vết bệnh (Hình 1).

Trên trái, bệnh gây hại trên cả trái non và trái đã trưởng thành, vết bệnh ban đầu là những đốm màu nâu hơi lõm với rìa màu vàng nhạt. Dưới tác động của độc tố nấm bệnh, vỏ quả phản ứng lại bằng cách hình thành mô bần trào lên khỏi bề mặt vết bệnh, phần mô bần này về sau có thể rơi ra ngoài khỏi vỏ để lại vết lõm trên vỏ trái (Hình 2).

Bệnh gây hại sớm lúc cây đang ra đọt non có thể làm rụng lá và trụi cành (Hình 3).

Bệnh đốm lá Alternaria trên lá Chanh bông tím

Hình 1. Bệnh đốm lá Alternaria trên lá Chanh bông tím

Bệnh đốm lá Alternaria trên trái Chanh

Hình 2. Bệnh đốm lá Alternaria trên trái Chanh

Bệnh đốm lá lây nhiễm sớm

Hình 3. Bệnh lây nhiễm sớm giai đoạn đọt non có thể làm rụng lá và trụi cành non

Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh:

Bào tử vết bệnh phát tán trong không khí từ các vết bệnh đã già trên cây hoặc các vết bệnh trên lá mới rụng.

Vườn trồng ở vùng đất thấp, mật độ trồng dày làm ẩm độ vườn cao là điều kiện thuận lợi để nấm Alternaria phát triển mạnh.

Vườn bón nhiều phân đạm và sử dụng hệ thống tưới phun mưa dễ nhiễm bệnh và mức độ bệnh nặng hơn so với những vườn khác.

>>> Mời bà con đọc thêm: Nhận dạng và quản lý các loại bệnh ghẻ trên cây có múi

I.2 Bệnh ĐỐM MỠ (tên gọi khác: bệnh vệt dầu loang, tên tiếng anh Greasy spot)

Tác nhân gây bệnh: NẤM Mycosphaerella citri.

Đặc điểm nhận biết:

Bệnh gây hại rất phổ biến trên cây có múi, gây hại nặng trên Bưởi và Chanh. Bệnh có thể xuất hiện ở cả 2 mặt lá, tuy nhiên xuất hiện nhiều hơn ở mặt dưới lá. Trên Bưởi Da Xanh, bệnh xuất hiện rất nhiều ở mặt dưới, mặt trên chỉ xuất hiện những đốm màu vàng khi bệnh đã trở nặng (Hình 4).

Triệu chứng ban đầu là những đốm (gồm nhiều chấm nhỏ liên kết lại thành đốm) màu nâu đen, bề mặt bằng phẳng, sau đó chúng lan rộng và trở nên sẫm màu hơn, các vết phồng rộp bắt đầu xuất hiện và một đốm màu tương ứng sẽ xuất hiện ở mặt bên kia của lá. Các vết phồng rộp sau đó sẽ xẹp xuống và chuyển màu nâu đậm đến đen (Hình 5 và Hình 6).

bệnh đốm mỡ mặt trên lá chanh
bệnh đốm mỡ mặt dưới lá chanh

Hình 4. Triệu chứng biểu hiện của bệnh ở 2 mặt của cùng 1 lá Bưởi Da Xanh (bệnh xuất hiện trước ở mặt dưới lá, khi bệnh diễn biến nặng triệu chứng sẽ biểu hiện ở mặt trên)

Vết phồng rộp do Mycosphaerella citri ở mặt trên lá Bưởi Da Xanh

Hình 5. Vết phồng rộp do Mycosphaerella citri ở mặt trên lá Bưởi Da Xanh

BenhDomMo VetBenh MatDuoiLa

Hình 6. Vết phồng rộp do Mycosphaerella citri ở mặt dưới lá Bưởi Da Xanh

bệnh đốm mỡ mặt trên lá
bệnh đốm mỡ mặt dưới lá chanh bông tím

Hình 7. Triệu chứng biểu hiện của bệnh ở 2 mặt của cùng 1 lá Chanh bông tím

bệnh đốm mỡ mặt dưới lá cây tắc
bệnh đốm mỡ mặt trên lá cây tắc

Hình 8. Triệu chứng biểu hiện của bệnh ở 2 mặt của cùng 1 lá cây Tắc (cây Hạnh)

Đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh:

Bệnh thường gây hại trên các lá già. Bào tử nấm bệnh được phóng thích từ vết bệnh trên các lá trên cây hoặc các lá bệnh đã rụng dưới đất, chúng phát tán nhờ gió, nước mưa và nước tưới.

Bào tử nấm sau khi nảy mầm sẽ tấn công vào mô lá thông qua khí khổng ở cả 2 mặt lá (chủ yếu mặt dưới lá). Sau khi xâm nhập, nấm phát triển chậm trong vài tháng và tạo nên vết phồng rộp trên bề mặt lá.

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ trung bình năm cao và lượng mưa hàng năm lớn, chu kì nấm bệnh tiếp diễn quanh năm và sự lây nhiễm có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, độ ẩm cao và mưa nhiều làm bề mặt lá luôn ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

>>> Bà con đừng quên phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

 

I.3 Bệnh MELANOSE (còn gọi là bệnh tàn nhang)

Tác nhân gây bệnh: NẤM Diaporthe citri

Đặc điểm nhận biết:

Trên lá, triệu chứng biểu hiện khoảng 1 tuần sau khi nhiễm bệnh, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu, rời rạc nhau, có quầng vàng bao quanh và sau đó biến mất. Về sau, những đốm này to lên, chuyển màu nâu đen và nhô lên trên bề mặt lá. Những đốm này làm cho bề mặt lá có kết cấu thô ráp như giấy nhám (Hình 9 và Hình 10). Trên Bưởi, đôi khi bắt gặp triệu chứng “Melanose hình sao” đặc trưng (Hình 11).

Vết bệnh Melanose mới hình thành trên lá

Hình 9. Vết bệnh Melanose mới hình thành trên lá

Vết bệnh Melanose đã già trên lá

Hình 10.Vết bệnh Melanose đã già trên lá

“Melanose hình sao” trên lá Bưởi

Hình 11.“Melanose hình sao” trên lá Bưởi

Trên trái, triệu chứng biểu hiện có thể khác nhau tuỳ vào tuổi trái và giai đoạn phát trển của bệnh. Vết bệnh ban đầu là những nốt sần sùi giống như triệu chứng trên lá (Hình 12), vết bệnh sau đó phát triển rộng ra và có thể kết hợp với nhau tạo mảng lớn, những mảng này sau đó sẽ nứt ra để lại triệu chứng “Mudcake Melanose” rất đặc trưng trên trái (Hình 14).

Bệnh xâm nhiễm giai đoạn trái lớn sẽ tạo ra các chấm nhỏ và rời rạc, dưới tác động của nước mưa hoặc sương đêm sẽ tạo ra triệu chứng dạng vệt gọi là “tear-stain melanose” (Hình 13).

Vết bệnh Melanose trên lá và trái Cam

Hình 12. Vết bệnh Melanose trên lá và trái Cam

Triệu chứng giọt nước mắt “tear-stain melanose” trên trái cam.

HÌnh 13. Triệu chứng giọt nước mắt “tear-stain melanose” trên trái cam.

Triệu chứng “Mudcake Melanose” trên trái Chanh bông tím

HÌnh 14. Triệu chứng “Mudcake Melanose” trên trái Chanh bông tím

Một triệu chứng của bệnh Melanose

Hình 15. Một triệu chứng của bệnh Melanose

Đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh:

Bào tử vô tính của nấm bệnh được phóng thích từ những cành đã chết trong vườn (đặc biệt là những cành đã chết trong vài tháng). Diaporthe citri có thể lây nhiễm trên cành đã chết nhưng trước đó chưa nhiễm bệnh.

Ở nhiệt độ từ 23,8 ° C – 26,7 ° C, lá bị ướt từ 10 – 12 giờ là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh lây nhiễm. Ở nhiệt độ thấp hơn nấm bệnh có thể cần từ 18 đến 24 giờ để lây nhiễm.

Bưởi dễ nhiễm Melanose từ thời điểm đậu trái cho đến khi trái đạt đường kính từ 6 đến 8 cm.

I.4 Bệnh THÁN THƯ

Tác nhân gây bệnh: Nấm Colletotrichum gloeosporioides (giai đoạn hữu tính có tên Glomerella cingulata) gây rụng lá và cuống trái; Nấm Colletotrichum acutatum gây rụng cánh hoa và trái non.

Đặc điểm nhận biết:

+ Bệnh thán thư do Colletotrichum acutatum (gây ra triệu chứng rụng hoa và trái non – Postbloom fruit drop (PFD):

Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu hồng nhạt trên cánh hoa (Hình 16), sau đó vết bệnh lan rộng ra cả bề mặt cánh hoa và xuất hiện các vết phồng rộp trên cánh hoa (Hình 17), vết phồng sau đó xẹp xuống, khô và sậm màu hơn. Bệnh làm rụng rất nhiều cánh hoa và trái non (Hình 19, 20 và 21).

Triệu chứng ban đầu của C. acutatum trên nụ hoa

Hình 16. Triệu chứng ban đầu của C. acutatum trên nụ hoa

Triệu chứng ban đầu của C. acutatum trên cánh hoa

Hình 17.Triệu chứng ban đầu của C. acutatum trên cánh hoa

Vết bệnh do C. acutatum lan ruộng trên tất cả các cánh hoa

Hình 18. Vết bệnh do C. acutatum lan rộng trên tất cả các cánh hoa

C. acutatum làm khô và rụng cánh hoa

Hình 19. C. acutatum làm khô và rụng cánh hoa

C. acutatum gây hại giai đoạn trái non

Hình 20. C. acutatum gây hại giai đoạn trái non

C. acutatum làm rụng trái non chỉ còn lại cuốn

Hình 21. C. acutatum làm rụng trái non chỉ còn lại cuốn

 

+ Bệnh thán thư do Colletotrichum gloeosporioides gây rụng cuống trái và lá:

Trên lá, vết bệnh ban đầu có hình gần tròn, màu vàng, bề mặt vết bệnh bằng phẳng. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, phần trung tâm vết bệnh chuyển màu nâu với những vòng tròn đồng tâm đặc trưng. Ở vết bệnh đã già, bề mặt vết bệnh sẽ có những đốm đen nhỏ li ti, đây là quả thể của nấm bệnh (Hình 22).

Trên trái, bệnh thường gây hại từ giai đoạn trái đã già đến giai đoạn sau thu hoạch, bệnh tấn công trên những trái đã bị tổn thương do các tác nhân khác gây ra (sâu hại, tác động cơ giới,...). bệnh tấn công giai đoạn trái già đến chín làm thối khô đầu cuống trái và phần tiếp giáp giữa trái với cuống trái gây rụng trái hàng loạt (Hình 23).

Vết bệnh thán thư mặt trên lá do C. gloeosporioides trên lá Bưởi 1
Vết bệnh thán thư mặt trên lá do C. gloeosporioides trên lá Bưởi 2

Hình 22. Vết bệnh thán thư mặt trên lá do C. gloeosporioides trên lá Bưởi
(Nguồn ảnh: Internet)

Bệnh thán thư do C. gloeosporioides gây thối đầu cuống trái trên trái Cam 1
Bệnh thán thư do C. gloeosporioides gây thối đầu cuống trái trên trái Cam 2

Hình 23. Bệnh thán thư do C. gloeosporioides gây thối đầu cuống trái trên trái Cam
(Nguồn ảnh: Internet)

Đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh:

Những loại cây có múi ra nhiều hoa và thời gian ra hoa kéo dài sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn do bệnh thán thư gây rụng hoa rụng trái non.

Hầu hết các bào tử của loại nấm này được tạo ra trực tiếp trên bề mặt của các cánh hoa bị nhiễm bệnh, các cành đã chết và trên vết bệnh của lá trưởng thành. Bào tử cần khoảng 24 giờ để lây nhiễm và sẽ biểu hiện triệu chứng sau 2 đến 3 ngày.

II. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH

Để quản lý hiệu quả các loại bệnh hại trên cây có múi bà còn cần lưu ý một số điểm như sau:

1. Áp dụng biện pháp tổng hợp:

  • Không trồng cây với mật độ quá dày, mầm bệnh sẽ dễ lây lan và phát triển.
  • Cắt tỉa cành, dọn vệ sinh vườn kết hợp phun tẩy rửa nấm bệnh bằng Norshield 86.2WG sau mỗi đợt thu hoạch (đối với những cây thu hoạch tập trung).
  • Bón phân cân đối, sử dụng nhiều phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học để giúp cây phát triển khỏe, tăng đề kháng với sâu bệnh hại.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn vào những giai đoạn cây trồng mẫn cảm với bệnh: khi cây đang đọt non, khi nhú mầm hoa và khi trái già sắp chín, sau những trận mưa lớn hoặc những ngày có nắng mưa xen kẽ.
  • Khi vườn đã xuất hiện bệnh cần cắt tỉa cành bệnh, thu gom cành lá bệnh ra khỏi vườn trước khi phun thuốc.

2. Sử dụng thuốc hóa học:

Cần chọn các loại thuốc có hiệu quả trừ bệnh cao, an toàn với cây trồng, độ độc thấp để đảm bảo không có dư lượng vượt mức cho phép

a. Sử dụng thuốc Norshield 86.2WG phòng hoặc trị bệnh vào các giai đoạn đọt non, bông và trái non:

  • Norshield 86.2WG là thuốc trừ bệnh gốc đồng thế hệ mới, công thức hoàn toàn khác biệt so với các thuốc gốc đồng khác trên thị trường, được sản xuất từ đồng tự nhiên, không tác động bằng phản ứng hóa học nên an toàn với môi trường, cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng.
  • Có hàm lượng đồng nguyên chất lên đến 75%, cao nhất trên thị trường hiện nay.
  • Được Mỹ và Châu Âu cấp chứng nhận OMRI, IMO dùng trong nông nghiệp hữu cơ và sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
  • Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ tiến tiến giúp hạt thuốc có kích thước vô cùng nhỏ, với kích thước này sản phẩm Norshield 86.2WG có được những ưu điểm vượt trội so với những sản phẩm thuốc gốc đồng khác trên thị trường:
    • Độ bám dính cao, loang trải đều và khả năng tái phân tán bề mặt nên hiệu quả kéo dài, giảm số lần phun xịt.
  • Vừa có tác dụng trừ nấm, vừa có tác dụng trừ vi khuẩn nên không cần phối trộn, giảm chi phí.
  • Liều dùng thấp: chỉ từ 250 – 300g/ 200 lít nước.
  • Phun phòng hoặc phun sớm vào các giai đoạn:
    • Giai đoạn ra đọt non: phun 1-2 lần.
    • Giai đoạn ra bông, trái non: phun 2-3 lần cách nhau 10 – 15 ngày.

b. Sử dụng thuốc Envio 250SC (Azoxystrobin 250g/L) phun phòng trừ bệnh vào giai đoạn ra hoa hoặc giai đoạn trái già đến trước thu hoạch:

  • Envio 250SC là thuốc trừ nấm phổ rộng, có hiệu quả cao với bệnh thán thư gây khô đen bông hoặc khô đen cuống trái làm rụng trái hàng loạt.
  • Envio 250SC có thời gian cách ly ngắn (< 7 ngày) và mức dư lượng cho phép trong trái cao nên an toàn với người tiêu thụ.
  • Envio 250SC ở dạng huyền phù (SC) nên không gây nóng bông, nóng trái.

>>> Nhấn xem ngay thông tin của thuốc trừ bệnh gốc đồng Norshield 86.2WG

Norshield 86.2WG

HOẠT CHẤT: Cuprous Oxide 862 g/kg, Cu nguyên chất 75%.

KÍCH THƯỚC HẠT ĐỀU & CỰC MỊN 1.2µ

Bám dính tốt, hạn chế rửa trôi, hiệu quả kéo dài, không gây nghẹt béc

LIỀU SỬ DỤNG THẤP (250 - 300g/ 200 lít),

Tiết kiệm chi phí & công phun xịt

KHÔNG GÂY NÓNG BÔNG, KHÔ TRÁI.

Sử dụng an toàn nhiều giai đoạn cây trồng

ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ và GAP

 

>>> Nhấn xem ngay thông tin thuốc trừ bệnh Envio 250SC

Envio 250SC

HOẠT CHẤT: Azoxystrobin 250g/lít.

DẠNG HUYỀN PHÙ

Không gây nóng bóng, nóng trái.

THỜI GIAN CÁCH LY NGẮN

An toàn cao với người tiêu dùng

ĐẶC TRỊ NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ

Kiểm soát tốt bệnh khô đen cuống gây rụng trái.

KS. Ngô Văn Thịnh
Phòng NCPTSP công ty cổ phần đầu tư Hợp Trí

Nguồn ảnh: Internet.

Tài liệu tham khảo:
https://edis.ifas.ufl.edu/publication/CG021
https://idtools.org/id/citrus/diseases/factsheet.php?name=Alternaria
https://edis.ifas.ufl.edu/publication/CG007
http://idtools.org/id/citrus/diseases/factsheet.php?name=Lime+anthracnose

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao