Chuyên mục: Cây có múi
Ngày đăng: 14/01/2020

Phòng trừ bệnh chết vàng - thối rễ trên cây có múi tại Lai Vung

1. Tình hình trồng cây có múi tại Lai Vung

Lai Vung (Đồng Tháp) có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây có múi. Ngoài quýt hồng là cây chủ lực thì những năm gần đây Lai Vung còn nổi tiếng với quýt đường, cam xoàn, cam dây. Huyện Lai Vung với diện tích cây có múi lớn nhất tỉnh khoảng 5.900 ha, trong đó quýt đường 2.700 ha, cam 2.300 ha, quýt hồng gần 900 ha.

Tuy nhiên, hiện nay việc canh tác cây có múi tại Lai Vung gặp rất nhiều khó khăn như: thuốc bảo vệ thực vật và phân bón ngày càng tăng nên giá đầu tư vào vườn tăng lên nhưng giá cây có múi như cam, quýt lại xuống khá thấp, có thời điểm giá cam sành thương lái thu mua tại vườn khoảng 6.000 đ - 7.000 đ/kg, Quýt đường 13.000 - 14.000 đ/kg, Cam xoàn 11.000đ - 12.000 đ/kg. Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc canh tác cây có múi tại Lai Vung gặp khó khăn, một trong những nguyên nhân đó là tình trạng bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh bùng phát mạnh dẫn đến việc có nhiều vườn phải đốn bỏ do việc phòng trừ không mang lại hiệu quả.

VLTR 01
VLTR 02

Hình 1. Nhiều vườn đốn bỏ do bị vàng lá – thối rễ

Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam thống kê năm 2018, bệnh chết vàng, chết xanh đã có từ nhiều năm trước nhưng bùng phát mạnh từ 2016 đến nay. Hiện có hơn 2.000 ha bị thiệt hại, chiếm gần 36% diện tích cây có múi, nặng nhất là trên cây quýt hồng 337 ha chiếm 40% diện tích quýt hồng. Hiện nay, con số vườn bị thiệt hại tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2018.

2. Nguyên nhân gây bệnh chết vàng, chết xanh.

Tuy xác định được nguyên nhân gây bệnh thối rễ chết vàng do nấm Fusarium sp., nấm Phytopthora sp., Pythium sp., ... gây nên làm tình trạng vườn cây có múi chết hàng loạt tại Lai Vung nhưng việc phòng trừ lại gặp nhiều khó khăn. Sau khi thăm nhiều vườn trồng cây có múi tại Lai Vung, có nhiều nguyên nhân khiến việc phòng trừ gặp khó khăn:

  • Lên liếp trồng thấp, thiếu hệ thống thoát nước nên sau khi trời mưa hay triều cường lên cao, các vườn ở đây thường bị ngập, tạo đều kiện cho nấm bệnh tấn công sau khi nước rút.
NgapNuoc 01
NgapNuoc 02

Hình 2. Liếp thấp và bị ngập úng khi mưa

  • Nông dân có thói quen hay mua đất chỗ khác về để đắp cho vườn nhưng đất chủ yếu thành phần sét, đất nén chặt làm hệ thống rễ không phát triển hoặc rễ ăn sâu xuống dưới nên khi cây bị bệnh sẽ làm cho việc phòng trị bệnh mang lại hiệu quả thấp.
DapMoDat
ReAnSau

Hình 3. Đắp mô đất cho vườn và rễ ăn sâu

  • Nông dân thường lạm dụng phân hóa học NPK để đạt được năng suất cao, ít bón phân hữu cơ dẫn đến đất nghèo dinh dưỡng, đất chai cứng, pH đất thấp tạo điều kiện để nấm bệnh và tuyến trùng phát triển.

PHThap

Hình 4. pH đất thấp và đất nén chặt

  • Đất chai cứng, lèn mặt nên khi cây bệnh, việc sử dụng thuốc đặc trị để phòng ngừa không hiệu quả do khi tưới, thuốc không thấm xuống vùng rễ bệnh và chảy tràn trên bề mặt liếp.
DatBiLenMat
DongVungNuoc

Hình 5. Đất bị lèn mặt và đọng vũng sau khi tưới thuốc

  • Các vườn nằm sâu bên trong xa với sông, kênh, rạch … nên nông dân hay có thói quen bơm nước vào trong mương và giữ lại đó trong vài ngày làm nguồn nước bị nhiễm bệnh, sau đó tưới trực tiếp cho vườn.
  • Sử dụng thuốc hóa học không mang lại hiệu quả do các loại nấm như Phytopthora sp., Fusarium sp., Pythium sp., ... đã kháng với các gốc thuốc.

3. Phòng trừ bệnh theo sản phẩm của Hợp Trí.

Sau khi vào thăm vườn của nông dân Lâm Văn Tám tại địa chỉ ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, Lai Vung, Đồng Tháp, nhận thấy vườn nông dân đang bị tình trạng vàng lá thối rễ, chết xanh, bệnh đã gây thối rễ cái và hầu như còn rất ít rễ tơ.

VLTR 03
VLTR 04

Hình 6. Cây bị vàng lá thối rễ khá nặng

Được sự đồng ý của nông dân, công ty Hợp Trí đã kết hợp với nông dân thực hiện mô hình phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh tại vườn nông dân.

Cách tiến hành:

Quan sát thấy đất trong vườn nông dân bị chai cứng, lèn mặt nên tiến hành sử dụng cuốc xới nhẹ lên xung quanh tán cây để khi tưới, thuốc không bị tràn mặt và thấm đều xuống dưới vùng rễ đang bị bệnh.

XoiDat 01
XoiDat 02

Hình 7. Xới đất xung quanh tán cây

  • Tưới thuốc lần 1: 500g Eddy 72WP + 500g Hợp Trí Super Humic cho phuy 200 lít, tưới 10-15 lít/cây sau đó tưới nước lại để thuốc thấm sâu hơn.
  • Tưới thuốc lần 2: cách 20 ngày sau khi tưới lần 1 với liều lượng 500g Eddy 72WP + 500g Hợp Trí Super Humic cho phuy 200 lít, tưới 10-15 lít/cây sau đó tưới nước lại để thuốc thấm sâu hơn.
  • Phun thuốc lần 1: 200ml Hợp Trí Organo Forge + 250g Bud Booster cho phuy 200 lít nước phun ướt tán cây để giúp cây nhanh phục hồi và nuôi trái (7 ngày sau khi tưới thuốc lần 1).
  • Phun thuốc lần 2: 200ml Hợp Trí Organo Forge + 250g Bud Booster cho phuy 200 lít nước phun ướt tán cây để giúp cây nhanh phục hồi (7 ngày sau khi tưới thuốc lần 2).
XuLyThuoc 01
XuLyThuoc 02

Hình 8. Tiến hành xử lý thuốc sau khi xới đất xung quanh tán cây

Kết quả sau khi xử lý thuốc:

  • Thăm vườn 15 ngày sau khi xử lý thuốc lần 1, vườn cây giảm được tình trạng các cây bệnh lây lan qua các cây khác và quan sát rễ khác các rễ cái tốt không còn bị thối.

KetQua 01

Hình 9. Các rễ khác không bị thối như thời điểm chưa xử lý thuốc

  • 27 ngày sau khi tưới thuốc lần 1, thăm lại vườn, nhận thấy cây được tưới thuốc đang dần phục hồi lại, tình trạng bị xào lá già cũng giảm, tược non bắt đầu mọc ra nhiều hơn so với thời điểm cây bệnh và chưa tưới thuốc (hầu như cây không có tược non nào mặc dù đang thuận tiết ra tược) và khi quan sát phần rễ ở dưới tình trạng bị tuột vỏ rễ và đen đã giảm, các rễ tơ bắt đầu đâm ra trở lại khoảng 3-5mm.

KetQua 02

Hình 9. Rễ tơ bắt đầu đâm mạnh sau 27 ngày tưới thuốc

TuocNon 01
TuocNon 02

Hình 10. Tược non đâm mạnh ra

  • 34 ngày sau khi tưới thuốc lần 1 thăm lại vườn lần 3, nhận thấy các rễ tơ đã mọc rễ dài ra hơn và trắng không bị thối rễ trở lại, các tược vừa mọc ra có phun Hợp Trí Organo Forge + Bud Booster đọt mập và dài không bị vàng lá như thời điểm chưa tưới thuốc.

ReMocDai

Hình 11. Rễ mọc dài hơn và không thối sau tưới 34 ngày

TuocNon 03
TuocNon 04

Hình 12. Tược non ra nhanh và mập sau khi phun Hợp Trí Organo Forge + Bud Booster

  • Hỗn hợp Eddy 72WP + Hợp Trí Super Humic cho hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ mà hiện nay các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả cao do nấm bệnh phát triển ngày càng phức tạp. Sử dụng 2 lần tưới cách nhau 20 ngày đối với vườn cây bệnh sẽ giúp trừ được bệnh hại và giúp cây ra rễ mới, phục hồi nhanh hơn kết hợp với phun Hợp Trí Organo Forge + Bud Booster để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trong điều kiện cây không thể hấp thụ dinh dưỡng qua bộ rễ do bị ảnh hưởng bởi bệnh thối rễ.
  • Theo chia sẻ của nông dân: “Trước đây khi cây bệnh, nông dân có mua Eddy 72WP về tưới nhưng không hiệu quả do chỉ mua thuốc về tưới mà ít quan tâm đến các yếu tố khác như: đất lèn mặt, không xới cho đất xốp trước khi tưới làm thuốc không thấm xuống dưới vùng rễ hoặc khi tưới xong thấy cây bị vàng lá không xanh lại, chỉ khi thấy tưới thuốc mà cây xanh lại thì mới đánh giá thuốc có hiệu quả”.
  • Và sau khi kết hợp với nông dân sử dụng sản phẩm Eddy 72WP + Hợp Trí Super Humic để tưới phòng trừ bệnh, giúp cây phục hồi, nông dân rất tin tưởng sản phẩm và áp dụng theo cách làm của công ty Hợp Trí để áp dụng cho vườn cây của mình.
VuonCayPhucHoi 01
VuonCayPhucHoi 02

Hình 13. Vườn cây phục hồi và phát triển tốt sau khi xử lý thuốc

Kỹ sư Nguyễn Đoàn Minh Thiện – Nhân viên Kỹ thuật Hợp Trí Đồng Tháp 1

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao