Chuyên mục: Cây tiêu
Ngày đăng: 21/02/2017

Phòng trừ sâu bệnh trên cây tiêu

SÂU HẠI CHÍNH TRÊN TIÊU

RỆP SÁP (Pseudococcus citri)

  • Xuất hiện nhiều trong mùa nắng , phổ biến ở các vườn tiêu. Rệp thường sống tập trung gây hại ở chuỗi bông , ngọn non, cuống lá , mặt dưới lá . Rệp sáp chích hút nhựa cây, khi mật số cao làm tiêu sinh trưởng kém, cằn cỗi , khô héo, chùm quả héo và rụng sớm. Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển làm giảm quang hợp. Khi rệp phá hại lâu ngày ở vùng cổ rễ, chúng cộng sinh với loại nấm Bornetina trong đất, sợi nấm tạo thành những khối u lớn có bề mặt xù xì màu trắng xám bao quanh các đoạn rễ . Bên trong có rất nhiều rệp, nhiều lứa tuổi . Rễ bị gây hại nặng hấp thu dinh dưỡng kém, cây cằn cỗi, lá vàng, năng suất giảm . Kiến góp phần lây lan rệp nhanh hơn.
Rệp sáp trên dây lá cây hồ tiêu  Rệp sáp hại rễ cây tiêu (măng xông rễ) 
 Rệp sáp trên dây, lá  Rệp sáp rễ tiêu (măng xông rễ)

 

Biện pháp phòng trừ:

  • Vệ sinh vườn, tỉa cây choái ( cây sống làm nọc) , cây trồng xen để vườn thông thoáng . Sử dụng Carbosan 400-500ml/200l phun lên nơi rệp ẩn náo. Nếu rệp tấn công phần cổ rễ, gốc thân , tưới hay phun trực tiếp lên thân từ 40-50cm trở xuống, sao cho nước thuốc thấm đều phần xuất hiện rệp, tưới thuốc vào phần rễ nhiểm rệp. Nếu mật số rệp cao nên xử lý 2 lần cách nhau 7 ngày.

RỆP MUỘI ĐEN (Toxoptera aurantil)

  • Rệp muội sống tập trung ở các chồi lá non, chích hút nhựa lá và làm lá non xoăn lại, cây tiêu chậm phát triển, các lá tiêu cong queo dị hình. Trong quá trình sinh sống, rệp tiết ra chất thải là môi trường phù hợp cho nấm bồ hóng phát triển và dẫn dụ kiến. Rệp muội chích hút làm lan truyền bệnh virus từ cây tiêu bệnh sang cây tiêu khỏe gây ra triệu chứng tiêu điên.
rệp muội đen hại hồ tiêu Bệnh tiêu điên
 Rệp muội  Tiêu bị virut (tiêu điên)

Phòng trừ: phun ướt đều đọt non, mặt dưới lá non, chuỗi non bằng thuốc Brightin 4.0EC liều lượng 150ml/200l , luân phiên với Permecide 50EC 250ml/200l + Thiamax 25WG 40 g/ 200l.

MAXFOS 50EC   THIAMAX 25WG  +  PERMECIDE 50EC

TUYẾN TRÙNG

  • Loài tuyến trùng gây hại trên tiêu thường gặp nhất là Meloidogyne incognita.
  • Tuyến trùng có kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm. Đục lỗ chui vào sinh sống bên trong rễ, chích hút dịch cây và tạo thành các bướu rễ. Bộ rễ có bướu sẽ phát triển kém, mất hết lông hút, đen từng đoạn và thối dần từ dưới lên.
  • Cây tiêu bị tuyến trùng hại các lá phía dưới chuyển màu vàng, dần dần tới các lá phía trên. Triệu chứng vàng lá giống như thiếu phân bón, cây tiêu sinh trưởng kém, còi cọc, lá bị vàng khô, xơ xác.
  • Tuyến trùng chích hút tạo thành vết thương khiến cho rễ tiêu thường dễ bị nhiễm các nấm bệnh tấn công như Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia gây ra bệnh chết chậm trên tiêu.
 Tuyến trùng đục lỗ chui vào rễ Bướu rễ cây hồ tiêu  Vết chích hút trong bướu rễ cây hồ tiêu  CARBOSAN 25EC 
 Tuyến trùng chui vào rễ Bướu rễ  Vết chích hút trong bướu rễ   

Phòng trừ:

  • Không lấy hom làm giống từ những vườn bệnh.
  • Tăng cường phân chuồng và phân hữu cơ hoai mục, bón thêm vôi bột để làm đất bớt chua.
  • Phòng trừ tuyến trùng sau khi trồng: tưới thuốc Carbosan 25EC 40ml/16 lít (hay 500ml/200 lít), Brightin 4.0EC 150ml/200l tưới đều vào vùng rễ tiêu từ 3-5 lít nước thuốc/ nọc tiêu, nên tưới vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.
  • Khi tiêu được 2 năm trở lên, có thể cộng chung Carbosan 25EC, Brightin 4.0EC với thuốc trừ bệnh chết nhanh, chết chậm Eddy 72WP để giảm công tưới thuốc.

BỌ XÍT LƯỚI (Elasmognathus nepalensis)

Bọ trưởng thành màu đen, kích thước cơ thể nhỏ, 15-17mm, cánh dài quá bụng. Ngực trước kéo dài ra 2 bên và phình tròn ở đầu, tạo với cơ thể thành hình chữ thập, nhìn giống như cây thánh giá nên còn gọi là rầy thánh giá. Bọ xít xuấ hiện thời kỳ tiêu ra bông và đậu trái non. Bọ xít núp ở mặt dưới lá non, chích hút nhựa lá non, bông và trái. Khi gây hại nặng cả chùm bông, trái non trở thành màu nâu vàng, bông , trái non rụng hàng hoạt.

BoXitLuoi
AuTrungBoXitLuoi

Bọ xít lưới trưởng thành và ấu trùng

BoXitLuoiGayHai

Bọ xít lưới làm rụng gié bông, hư hại quả

Vệ sinh vườn thông thoáng, sạch cỏ

Phun thuốc trừ bọ xít thời kỳ ra hoa-trái non, dùng Permecide 50EC 200ml/200l hoặc phối hợp Permecide+ Thiamax ( 200ml+ 40g/200l).

BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN TIÊU

BỆNH CHẾT NHANH

  • Tác nhân do nấm Phytophthora capsici
  • Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ. Nhưng nguy hiểm nhất và làm cho cây tiêu bị chết hàng loạt là khi bệnh xâm nhiễm vào phần cổ rễ và phần rễ bên dưới.
  • Triệu chứng là cây tiêu đang tươi tốt thì héo rũ rất nhanh, rụng lá từ trên đầu trụ dần xuống dưới, hạt tiêu bị héo tóp lại, mạch dẫn bên trong thân thâm đen, sau đó rụng lóng, rụng đốt, nọc tiêu có thể chết hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần.
thối cổ rễ cây hồ tiêu  ThoiReBenDuoi  Lá cây hồ tiêu héo rũ  ChetNhanh 
 Thối cổ rễ  Thối rễ bên dưới   Lá héo rũ, rụng lá, rụng đốt, chết nhanh

Phòng trừ:

Khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên thì dây tiêu đã bị nấm bệnh xâm nhập vào bên trong từ 2 – 3 tháng trước đó. Do vậy:

  • Cần kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ và sớm ngay từ khi thiết kế vườn, chuẩn bị cây giống, bởi vì nếu để đến lúc bệnh đã lan mới về xử lý thì khó mà cứu chữa kịp.
  • Chọn giống tiêu có khả năng kháng bệnh tốt, lấy nguồn giống sạch bệnh.
  • Đất trồng tiêu phải tơi xốp, đảm bảo độ sâu 50 – 60 cm không bị đọng nước. Thiết kế đào rãnh để vườn dễ dàng thoat nước khi có mưa.
  • Thường xuyên vệ sinh vườn tiêu, làm sạch cỏ dại, cắt bỏ dây lươn ở gốc. Tỉa cây choái vào đầu mưa cho vườn thông thoáng
  • Bón nhiều phân hữu cơ ủ hoai (15 – 20 kg/gốc/năm), bổ sung các sản phẩm có chứa Trichoderma
  • Quét gốc vào đầu mùa mưa bằng Norshield 86.2WG, liều lượng 50g/ 1 lit nước, dùng cọ hoặc phun sơn lên gốc tiêu từ gốc lên 30-40cm, nhớ cắt bỏ dây lươn quanh gốc cho trống trải để quét gốc hiệu quả hơn.
  • Bón NPK kết hợp với Hợp Trí Super Humic và bổ sung HT Organo TE giúp phục hồi bộ rễ, cung cấp vi lượng để vườn cây sinh trưởng khỏe.
  • Trong khi chăm sóc, làm cỏ, bón phân cố gắng tránh gây những vết thương cho gốc tiêu, rễ tiêu để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh gây hại.
  • Các cây bị nặng cần đào bỏ, nhặt hết rễ tập trung tiêu hủy, rắc vôi 1 kg/hố để diệt mầm bệnh.
  • Tưới gốc bằng Eddy 72WP vào đầu và giữa mùa mưa, kết hợp với HT Super Humic để tiết kiệm công. Khi chớm thấy triệu chứng gây hại trên thân lá thì phun Phytocide 50WP + HT Kaliphos ( 150g+500ml/200l)

 

 NORSHIELD 86.2WG  Arrow QuetGoc  Arrow PhongTruThoiCoRe

BỆNH CHẾT CHẬM

  • Do tác nhân là nấm Fusarium sp., Pythium sp., Rhizoctonia sp., Phytopthora sp. xâm nhiễm vào rễ tiêu qua vết tổn thương trên rễ do tuyến trùng, rệp sáp rễ gây ra.
  • Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, chứ không rụng và héo từ đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô.
  • Thời gian từ khi có biểu hiện bị bệnh cho đến khi chết có thể kéo dài cả năm, bệnh làm chết cả trụ hoặc 1-2 dây.
 tuyến trùng gây bướu rễ  Nấm bệnh xâm nhập làm mạch dẫn hóa nâu  VangLaChetCham 
 Tuyến trùng gây bướu rễ

 Nấm bệnh xâm nhập
làm mạch dẫn hóa nâu

 Vàng lá chết chậm

Phòng trừ:

  • Áp dụng các biện pháp tổng hợp như bệnh chết nhanh, bổ sung biện pháp tưới thuốc Carbosan 25EC 500ml/200l hoặc Brightin 4.0EC 150ml/200l trừ tuyến trùng vào đầu và cuối mùa mưa.

 

Cập nhật tháng 4 năm 2022

 

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao