Chuyên mục: Cây lúa
Ngày đăng: 18/08/2021

Bệnh đạo ôn lá lúa và cách phòng trừ - Hợp Trí

Bệnh Đạo ôn lúa có thể phát sinh từ thời kỳ cây con đến khi thu hoạch và có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây lúa như lá, bẹ lá, cổ bông, gié và hạt. Trong đó, bệnh Đạo ôn lá hay còn gọi là bệnh Cháy lá lúa thường gây hại nặng trong nhiều năm qua. Cần lưu ý, hiện nay chưa có giống kháng bệnh, cũng như nếu phòng trị không kịp thời thì bệnh sẽ lây lan nhanh và ảnh hưởng đến năng suất rất nặng.

1. TÁC NHÂN: Do nấm Pyricularia grisea

BenhDaoOnGayHaiLaLua

Đạo ôn gây hại trên lá

2. TRIỆU CHỨNG

Vết bệnh ban đầu mới xuất hiện có màu trắng chuyển dần thành màu nâu nhỏ bằng đầu kim. Vết bệnh nhanh chóng lan rộng, có hình thoi màu nâu nhạt, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, vòng ngoài cũng có màu nâu vàng nhạt. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành những vết lớn làm cho lá bị cháy (gọi là bệnh cháy lá). Nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy trụi hoàn toàn, từ đó làm cho bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục.

3. ĐIỀU KIỆN CHO BỆNH PHÁT TRIỂN VÀ LÂY LAN

Nấm Pyricularia grisea tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử trong rơm rạ, lúa chét. Ngoài ra nấm còn tồn tại trên ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa ma… sinh trưởng phát triển quanh năm. Bào tử thường phát sinh vào ban đêm, gây bệnh tùy theo giống và điều kiện thời tiết.

Khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ tương đối thấp, ẩm độ không khí cao kết hợp mưa, thời tiết âm u, sương mù, bệnh sẽ phát sinh gây hại nặng. Trong ruộng lúa, những chỗ có bóng râm và tối, bệnh nặng hơn chỗ khác. Bệnh cũng thường phát triển mạnh ở những chân ruộng trũng, khó thoát nước. Nếu bà con sử dụng giống nhiễm, gieo sạ quá dày khiến ruộng không thông thoáng hoặc bón thừa phân đạm thì bệnh đạo ôn sẽ có cơ hội phát triển mạnh.

Bệnh đạo ôn chủ yếu lây nhiễm qua không khí (gió), gặp điều kiện thuận lợi sau 01 ngày bào tử nấm nảy mầm xâm nhập vào bên trong mô cây, sau 2 ngày bệnh xuất hiện vết chấm kim, từ 5 - 7 ngày sau khi xâm nhập nấm đã sản sinh bào tử mới và bắt đầu phán tán vào không khí. Khi xâm nhập vào mô cây, nấm tiết ra một số độc tố như Alpha - picolinic acidPyricularin, các độc tố này hòa tan trong nước lan ra gây chết tế bào lá lúa, kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa, làm cây lúa bị bệnh và vết bệnh sẽ xuất hiện hình mắt én. Mỗi vết bệnh hình mắt én phóng thích 2.000 - 6.000 bào tử/ngày và lây lan rất nhanh. Bệnh gây hại nặng sẽ làm chết cả bụi lúa. Nhìn từ xa thấy trên ruộng có những lõm lúa cháy nâu và chết lụn mà bà con nông dân thường gọi là lúa “sụp mặt”.

Chu trình phát sinh và phát triển bệnh đạo ôn trên lá lúa

4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Để phòng trừ bệnh đạo ôn, cần áp dụng các biện pháp tổng hợp:

  • Luân canh cây lúa với cây trồng cạn để tiêu diệt bào tử nấm tồn tại trong tàn dư thực vật.
  • Vệ sinh đồng ruộng: sau khi thu hoạch nên cày vùi rơm rạ, dọn sạch tàn dư, cỏ dại đem ra khỏi ruộng…
  • Chọn giống ít nhiễm với bệnh đạo ôn, mật độ gieo sạ vừa phải, xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Agrilife 100SL.
  • Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, không bón quá nhiều phân đạm, nhất là thời kỳ cuối đẻ nhánh và sau trổ. Nếu thấy ruộng bị bệnh mà thời tiết đang thuận lợi cho bệnh phát triển thì ngưng bón đạm, không để ruộng khô nước, và tiến hành phun thuốc phòng bệnh kịp thời.
  • Đối với bệnh đạo ôn, bà con cần phun phòng hoặc phun khi bệnh vừa chớm xuất hiện bằng Taiyou 20SC với liều lượng 25 ml/bình 16 lít. Khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, phun lần hai sau lần phun thứ nhất 7 – 10 ngày.

Sử dụng Taiyou 20SC nhanh khô vết bệnh

(điểm khảo nghiệm ấp Mỹ Chánh 4 - Hậu Mỹ Bắc A - Cái Bè - Tiền Giang)

TruocPhun

Trước phun

3NSP

3 ngày sau phun, vết bệnh khô

7NSP

7 ngày sau phun, vết bệnh khô và không tái phát

  • Để tăng cường hiệu quả phòng trừ bệnh đạo ôn cũng như giúp lúa cứng cây, đứng lá và tăng đề kháng với sâu bệnh hại bà con có thể sử dụng Taiyou 20SC kết hợp phân bón lá Hợp Trí Casi. Giai đoạn mạ đến trước khi lúa trổ có thể sử dụng 2 lần:
    • Lần 1 (sau khi sạ 25-30 ngày, sau bón phân thúc lần 2): giúp kiểm soát bệnh từ đẻ nhánh đến nuôi đòng.
    • Lần 2 (sau khi sạ 50-55 ngày, trước khi lúa trổ 7-10 ngày): giúp kiểm soát bệnh từ nuôi đòng đến trổ, ngăn chặn bệnh lây lan lên bông.
    • Liều lượng: 40 ml Taiyou 20SC + 40 ml Hợp Trí Casi/ bình 25 lít, phun 1,5 bình/ công 1.000 m2.
Taiyou 20SC
Taiyou 20SC có hoạt chất thế hệ mới Fenoxanil, hiệu quả với nấm đã kháng thuốc. Cơ chế tiếp xúc và lưu dẫn mạnh. Diệt sạch tế bào nấm khi vừa tiếp xúc & cả khi đã thâm nhập vào bên trong. Ngăn cản hình thành bào tử làm chậm tái phát bệnh.
Hợp Trí Casi
Hợp Trí CaSi cung cấp 2 nguyên tố trung lượng rất quan trọng cho cây lúa là Canxi và Silic, giúp cứng cây – đứng lá – Ít đổ ngã – Ít sâu bệnh – hạn chế phèn mặn. Dạng huyền phù, công nghệ hạt cực mịn nên cây trồng dễ hấp thu.

ThS. Lê văn Thành

Phòng NC&PTSP

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao