Chuyên mục: Cây thanh long
Ngày đăng: 26/08/2013

Bệnh đốm trắng thanh long và quy trình quản lý của Hợp Trí

Bệnh đốm trắng thanh long hay bệnh đốm nâu; trong dân gian bà con nông dân còn gọi là bệnh đốm tắc kè, bệnh ma...do đặc điểm hình dạng, màu sắc và giai đoạn phát triển của vết bệnh.

Bệnh xuất hiện khá lâu ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia. Tại Việt Nam, bệnh đốm trắng xuất hiện rải rác vào năm 2008 ở Bình Thuận với diện tích và tỉ lệ nhiễm rất ít.

Đến đầu mùa mưa năm 2012 bệnh lây lan mạnh với diện tích gần 1.000 ha, tỉ lệ nhiễm nặng từ 10% trở lên chiếm trên 80% và bệnh đã có mặt ở khắp 3 vùng trồng thanh long tập trung của Việt Nam là Bình Thuận, Tiền Giang và Long An.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp các địa phương, tháng 6 năm 2013 diện tích nhiễm bệnh đốm trắng thanh long đã lên đến gần 3.000 ha, tỉ lệ gây hại từ 20 đến 50%.

Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, năm 2011, bệnh do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Nấm này còn có tên khác là Scytalidium dimidiatum hay Scytalidium lignicola, Hendersonula toruloidea....... bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là từ 20 - 30 độ C.

Ẩm độ càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan mạnh. Bệnh lây theo gió và nguồn nước nhiễm bệnh.

Qua theo dõi thấy bệnh hại nặng ở những vườn có mực thủy cấp cao, những vườn vệ sinh kém, rậm rạp và bị che mát nhiều, vườn sử dụng nhiều phân đạm hay bón phân chuồng chưa ủ hoai, vườn sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng hay vườn bón thiếu trung vi lượng đều có tỉ lệ bệnh cao hơn bình thường và khi có bệnh thì khó phòng trị hơn.

Vết bệnh đốm trắng thanh long ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu trắng, hơi lõm, về sau chuyển sang màu vàng cam và khi bệnh phát triển nặng đốm bệnh trở thành vết loét có màu nâu, hơi gờ lên và gây ảnh hưởng nặng đến sinh trưởng của cây, năng suất và giá trị thương phẩm của trái. Bệnh thường gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

Triệu chứng bệnh đốm trắng thanh long

Triệu chứng bệnh đốm trắng thanh long (vết bệnh khi mới xuất hiện)

bệnh đốm trắng thanh long kết hợp bệnh đốm cành

Triệu chứng bệnh đốm trắng thanh long (trái) và bệnh đốm trắng kết hợp thối cành (phải)

thanh long bị chết do bệnh đốm trắng gây ra

Thanh long bị chết hoại do bệnh đốm trắng gây ra

Vết bệnh xuất hiện trên trái non và trái chín

Vết bệnh xuất hiện trên trái non và trái chín

Vết bệnh đốm trắng xuất hiện ở mặt dưới trái và tai trái thanh long

Vết bệnh xuất hiện ở mặt dưới trái và tai trái

 

Hình thái nấm Scytalidium dimidiatum dưới kính hiển vi ở vật kính 40X.

A: Tản nấm trên môi trường CMA sau 7 ngày nuôi cấy.
B, C, D, E, F, G: các dạng bào tử đốt

Nguồn: Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu II, 6/2013

Quy trình quản lý bệnh đốm trắng thanh long do Hợp Trí đề xuất (Quy trình Hợp Trí):

Trong thời gian qua mặc dù nông dân đã sử dụng nhiều biện pháp, nhiều loại thuốc với tần suất sử dụng rất cao nhưng hiệu quả không như mong đợi và có nguy cơ để lại dư lượng thuốc BVTV trên trái rất lớn.

Gần 2 năm trở lại đây công ty Hợp Trí đã cùng một số cơ quan chuyên môn thực hiện hơn 20 mô hình khảo nghiệm quản lý tổng hợp bệnh đốm trắng thanh long tại Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và bước đầu ghi nhận hiệu quả khống chế bệnh đạt khoảng 80 – 90% ngay trong mùa mưa. Điển hình một số hộ áp dụng thành công quy trình này:

  1. Nguyễn Thanh Tuấn – Long Trì, Châu Thành, Long An.
    SĐT: 0169 519 1008
  2. Huỳnh Văn Sơn – Hiệp Thạnh, Châu Thành, Long An.
    SĐT: 0986 141149
  3. Trương Văn Ngoan – Long Thạnh, Long Trì, Châu Thành, Long An.
    SĐT: 0937 288 019
  4. Đoàn Văn Trung – Hàm Chính, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
    SĐT: 0163 479 5166
  5. Trần Văn Minh - Hàm Chính, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
    SĐT: 0988 293 576
  6. Nguyễn Ngọc Anh – Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
    SĐT: 0985 576 066
  7. Nguyễn Công Đức – Hòa Tịnh, Chợ Gạo, Tiền Giang.
    SĐT: 0167 7382640
  8. Lê Văn Danh – Hòa Tịnh, Chợ Gạo, Tiền Giang.
    SĐT: 0165 8104639
  9. Nguyễn Văn Tỷ - Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo, Tiền Giang.
    SĐT: 0733 656212

Trong khi chờ đợi các cơ quan chuyên môn nghiên cứu đưa ra một biện pháp quản lý tối ưu, công ty Hợp Trí đề xuất một quy trình quản lý hiệu quả nhất hiện nay.

Bốn nguyên tắc cơ bản khi áp dụng quy trình:

  1. Vệ sinh vườn thông thoáng.
  2. Rải vôi sát trùng và nâng độ pH đất.
  3. Tăng cường các chất dinh dưỡng giúp cây khỏe, không bón nhiều phân đạm và giảm tối đa việc sử dụng chất kích thích tăng trưởng.
  4. Sử dụng thuốc BVTV luân phiên và 4 đúng.

Quy trình quản lý:

  • Giai đoạn chăm sóc dưỡng tược:
    • Sau khi thu hoạch đợt cuối (tháng 1 – 2 và tháng 7 – 8 dl):
      • Cắt tỉa cành già, cành bệnh đem tiêu hủy, phun thuốc rửa vườn kết hợp dinh dưỡng thúc tược khỏe: Norshield 86.2WG + Zintrac (50g + 25ml/ 16 lít).
      • Rải vôi quanh trụ và toàn bộ mặt liếp: 100 kg/ 1.000 m2.
      • Bón phân: 20 – 30kg phân chuồng hoai mục + 1 kg Super lân + 0,3 – 0,5 kg NPK 15-9-20 + 20 g Hợp Trí Super Humic + 40 g Micromate/ trụ (cây khoảng 5 – 6 năm tuổi).
    • Trước khi chong đèn 7 ngày: phun Hydrophos Zn + Hợp Trí HK 7.5.44 + TE (50ml + 50g/ bình 16 lít).
  • Giai đoạn xử lý ra hoa, nuôi trái:
THỜI ĐIỂM SẢN PHẨM LIỀU LƯỢNG
(/bình 16 lít)
Nụ bông được 7 ngày Norshield 86.2 WG 50 g
Bud Booster/ Bortrac 40 g
Sau lặt râu 1- 2 ngày Norshield 86.2 WG 50 g
Keviar 325SC 20 ml
Bud Booster 20 g
Sau lặt râu 10 ngày  Keviar 325SC 20 ml
Caltrac 20 ml
Sau lặt râu 20 ngày  Agri Life 100SL 15 – 20 ml
Seniphos 50 ml
Trước thu hoạch 3 – 4 ngày Agri Life 100SL 15 – 20 ml

Lưu ý:

  • Bón bổ sung phân bón giúp cây không kiệt sức: sau mỗi lứa thu hoạch bón 0,2 – 0,3 kg NPK 15-9-20 + 0,1 kg Nitrabor + 25 – 30 g Hợp Trí Super Humic/ trụ.
  • Áp dụng quy trình trên, không chỉ quản lý được bệnh đốm trắng hiệu quả khá cao mà còn quản lý tốt bệnh thán thư, thối cành, nám cành, ghẻ, rong rêu, tảo.....

Thành phần, hàm lượng các sản phẩm Hợp Trí khuyến cáo sử dụng trong quy trình:

  1. Hợp Trí Super Humic: Acid Humic 70%
  2. Micromate: Ca: 10, Mg: 6; S: 5; B: 1; Cu: 0.3; Fe: 2; Mn: 1.5; Zn: 3 (%)
  3. Hydrophos Zn: P2O5: 440 - K2O: 75 , MgO:67, Zn: 46 (g/L)
  4. Bortrac: B: 10.9%w/w (150g/L)
  5. Zintrac: Zn: 70%
  6. Caltrac: Ca: 40 %
  7. Hợp Trí HK 7.5.44 +TE: N-P2O5-K2O: 7-5-44 ; MgO: 0,1; B: 0,012; Zn: 0,02; Cu: 0,02; Fe: 0,06; Mn: 0,08; Mo: 0,0012; Co: 0,0012 (%)
  8. Seniphos: N: 3 P2O5: 23.6 Ca: 3 (%w/w)
  9. Norshield 86.2WG: Cuprous oxide 86.2%
  10. Keviar 325SC: Azoxystrobin 200 g/l + Difenoconazole 125 g/l
  11. Agri Life 100SL: Ascorbic acid 2.5% + Citric acid 3.0% + Lactic acid 4.0% (thuốc trừ bệnh hữu cơ không có thời gian cách ly).

Chúc bà con quản lý bệnh đốm trắng thanh long thành công.

Tháng 8 năm 2013

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao