Chuyên mục: Cây cà phê
Ngày đăng: 31/03/2020

Biện pháp quản lý bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê

Vàng lá thối rễ cà phê là bệnh khá nguy hiểm gây hại cà phê chết hàng loạt. Mỗi năm ở Tây Nguyên có hàng trăm hecta cà phê bị bệnh vàng lá thối rễ, gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Do vậy bà con cần hiểu rõ triệu chứng, tác nhân và nguyên nhân gây bệnh để phòng trị sớm.

1. Triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ cà phê

Bệnh xuất hiện trên một vài cây hay một vùng cây sinh trưởng kém

  • Biểu hiện trên cành lá: cây sinh trưởng chậm, lá vàng dần, cành khô, cây còi cọc. Cây có triệu chứng vàng lá rất rõ vào đầu mùa khô, sau khi dứt mưa và chưa tưới nước. Bệnh nặng cây héo khô; lá rụng và có thể chết.
  • Biểu hiện trên rễ: Rễ tơ bị thối đen, cây bị nặng rễ cọc cũng thối và đứt ngang. Do bộ rễ bị phá hủy cây dễ bị nghiêng ngả khi có gió to. Rễ bị mục cây không hấp thu được dinh dưỡng dần dần cây bị chết .
bệnh vàng lá trên cây cà phê
bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê
bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê 2

 

2. Tác nhân

  • Bệnh do tuyến trùng Pratylenchus coffeae và tuyến trùng Meloidogyne sp. kết hợp với nấm ký sinh Fusarium solani và Rhizoctonia solani gây hại; một số trường hợp còn có sự phối hợp với rệp sáp hại rễ. Các vết thương hay nốt sưng trên rễ cà phê do tuyến trùng và rệp sáp gây ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh tấn công làm hoại tử rễ.
PratylenchusCoffeae bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê

Pratylenchus coffeae

cà phê bị vàng lá

Meloidogyne sp.

bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê

Tuyến trùng kết hợp với rệp sáp

 

3. Nguyên nhân gây bệnh:

  • Mùa mưa ẩm độ thích hợp rễ cây cà phê phát triển sẽ là nguồn thức ăn cho tuyến trùng và nấm bệnh phát triển mạnh.
  • Bệnh thường xuất hiện ở những vườn không được thường xuyên bổ sung phân hữu cơ. Bón phân không cân đối làm giảm sức đề kháng của cây.
  • Việc xới xáo có thể gây vết thương cho bộ rễ; tưới tràn làm tuyến trùng và nấm bệnh di chuyển theo nước cũng tạo điều kiện cho bệnh lây lan và phát triển nhanh.
  • Việc rà rễ khi khai hoang phục hóa không kỹ làm tăng nguy cơ tồn dư tuyến trùng, nấm bệnh.

4. Biện pháp quản lý

4.1. Biện pháp canh tác

  • Vườn thoát nước tốt, tránh ngập nước. Tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.
  • Hạn chế xới xáo, làm bồn trên vườn cây bị bệnh.
  • Không tưới tràn từ cây bệnh và vườn bệnh sang cây khác, vườn khác
  • Trồng cây che bóng, chắn gió hợp lý.
  • Rà rễ kỹ khi khai hoang, phục hóa và nên luân canh cây trồng khác 2- 3 năm.

4.2. Biện pháp hóa học

  • Phát hiện sớm bệnh vàng lá thối rễ, dùng 500g Eddy 72WP + 250g Hợp Trí Super Humic + 500ml Carbosan 25EC + 20g Thiamax 25WG /phuy 200 lít, tưới 5 - 10 lít dung dịch/gốc, tập trung vào vùng cổ rễ, tưới 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày.
  • Lưu ý: nên tưới phòng vào đầu, giữa, cuối mùa mưa.

 

Eddy 72WP
Hợp Trí Super Humic
Carbosan 25EC
Maxfos 50EC

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao