Chuyên mục: Cây lúa
Ngày đăng: 15/04/2020

Hạn chế ngộ độc phèn mặn cho lúa vụ Hè Thu

Theo dự báo hạn hán và xâm nhập mặn có thể kéo dài đến cuối tháng 5, ngay cả khi có mưa xuống thì mặn tích lũy trong đất vẫn có nguy cơ gây ảnh hưởng cho lúa Hè Thu mới xuống giống, lúa ở giai đoạn mạ đẻ nhánh dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc phèn mặn trên các trà lúa non.

1. Giải pháp tổng thể ứng phó với hạn mặn miền Tây năm 2021

Theo các ngành chức năng khuyến cáo, đối với các vùng chưa xuống giống vào đầu vụ, cần đưa nước vào rửa sạch mặn phèn trong đất, đưa nước ngập mặt ruộng và để yên trong 1 đêm, sau đó tháo cạn ra.

Kết hợp bón lót các loại phân có khả năng giúp bất hoạt các độc chất trong đất do phèn mặn và ngộ độc hữu cơ gây ra, đồng thời kích thích cho cây ra rễ mạnh và sinh trưởng bền bỉ.

Cần đánh rãnh xả phèn trong ruộng, trong vụ lúa cần xả nước ít nhất hai lần, mỗi lần 5-7 ngày vào giai đoạn 30-35 ngày và 50-55 ngày sau sạ.

Ruộng có khả năng ngộ độc phèn, nhiễm mặn cần sớm bổ sung Hợp Trí Super Humic từ đầu vụ để hạn chế tác hại, tăng cường sức chống chịu cho cây lúa.

Khi phát hiện lúa có biểu hiện bị ngộ độc mặn, ngộ độc hữu cơ hay ngộ độc phèn, cần tháo bỏ nước cũ và đưa nước mới vô, sau đó để ruộng cạn nước 7-10 ngày cho các chất và khí độc bốc hơi.

Rải vôi bột hay lân nung chảy làm tăng pH, cố định phèn (ion Fe), trung hòa các axit phân hủy từ bã thực vật.

Nắm bắt thông tin kịp thời để có kế hoạch trữ nước mùa khô

Video: Thạc sĩ Lê Thanh Tùng chia sẻ giải pháp ứng phó với hạn mặn miền Tây

2. Cần làm gì để cây trồng khỏe mạnh vượt qua hạn mặn?

Cây trồng bị nhiễm mặn thường đi kèm với hạn (thiếu nước). Riêng ở ĐBCSL, mặn thường đi kèm với khô nứt đất hoặc xì phèn khiến cây dễ chết.

Từ việc trữ nước, hạn chế phèn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, công ty Hợp Trí đưa ra giải pháp dựa trên 4 nguyên lý:

  • Chống mất nước trong tế bào và mô cây
  • Hình thành vùng đệm giữ muối (Na+, Cl -) trong đất, ngăn muối đi vào trong cây.
  • Bổ sung cân đối và đầy đủ dinh dưỡng duy trì sự sống cho cây
  • Giảm phèn trong đất và trong cây

Video: Kĩ sư Nguyễn Ngọc Chiểu chia sẻ giải pháp để cây trồng không bị thiếu nước, xì phèn.

 

Nhấn xem ngay: Có Brightstar 25SC không lo lúa đổ ngã, năng suất cực cao 

3. Bộ giải pháp Hợp Trí tăng sức chống chịu han - mặn, phục hồi nhanh cho cây lúa

Tăng cường thể lực cây lúa

 

Hợp Trí Super Humic: Bón lót/ bón sớm 2kg/ ha, kết hợp lân hoặc vôi. Bón thúc: 2 kg/ ha, kết hợp Ure, DAP, NPK.

Phân bón lá Hydrophos Zn: Phun lần 1: 7 - 10 ngày sau sạ, 1 lít/ha. Phun lần 2: 38 - 45 Ngày sau sạ, 1 lít/ ha.

Phân bón lá trung lượng Hợp Trí Casi: Phun lần 1: 20 - 25 ngày sau sạ, 0,5 - 0,8 lít/ha. Phun lần 2: 50 - 55 ngày sau sạ, 0,5 - 0,8 lít/ha.

 

Nhấn xem ngay: Quy trình chăm sóc lúa ngắn ngày được khuyến cáo từ công ty Hợp Trí giúp tiết kiệm 30% lượng phân bón vô cơ

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao