Chuyên mục: Cây khoai môn
Ngày đăng: 22/04/2020

Bộ sản phẩm Hợp Trí dùng cho khoai môn

Khoai môn hay khoai cao là tên gọi của một số giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta (L.) Schott, một loài cây thuộc họ Ráy (Araceae).

Cây khoai môn có củ cái và củ con. Củ cái nặng từ 0.5 - 2 kg, ít củ con, chứa nhiều tinh bột. Tại Việt Nam có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn...

Củ khoai môn cung cấp tinh bột, đạm, chất xơ, kali, các loại vitamin cho cơ thể, giúp chống lại các chất gây lão hóa, làm gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng, ngăn ngừa các căn bệnh như bệnh thận, tim mạch, khớp, u hạch, tiểu đường… Khoai môn còn giúp cải thiện sự vận động của nhu động ruột, vì thế rất có hiệu quả trong việc giảm cân, chống oxy hóa .

CuKhoaiMon
CuKhoaiMon 02

Hình 1: Củ khoai môn (củ cái)

Cây khoai môn là loại cây thân thảo, rễ chùm mọc từ đốt mầm xung quanh thân củ, cây có một củ cái ở giữa thường nằm dưới đất, củ con, củ nách (giáo khoai) và các củ đeo phát triển ngang sang các bên. Lá của cây có diện tích tương đối lớn thường được sử dụng làm thức ăn cho lợn, gà. Giá bán thường dao động ở mức từ 15 – 20 nghìn/kg nên đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng rau màu khác (trừ những trường hợp bị khủng hoảng giá chỉ còn 2-5 nghìn/kg). (Nguồn internet)

Tỉnh Đồng Tháp trồng khoai môn hơn 469 ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Lấp Vò, Tam Nông và Thanh Bình. Khoai môn ở huyện Lấp Vò đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chính thức công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Khoai môn ở Lấp Vò chủ yếu tiêu thụ nội địa, năng suất từ 25-30 tấn/ha. Toàn huyện Lấp Vò có hơn 330 ha khoai môn, tập trung trồng nhiều nhất ở các xã Tân Mỹ, Hội An Đông, Mỹ An Hưng A và Mỹ An Hưng B.

Theo anh Võ Ngọc Minh, Cán bộ Nông nghiệp xã Tân Mỹ cho biết vụ khoai môn Xuân Hè ở Lấp Vò được trồng từ tháng 1-2 và thu hoạch từ tháng 5-6. Mọi năm, về cuối vụ, khoai môn càng có giá cao nên nhiều hộ trồng khoai môn neo lại để chờ giá. Càng neo, giá lại càng cao. Chi phí trồng 1 ha khoai môn hơn 150 triệu đồng, với giá bán hiện nay sau khi trừ chi phí mỗi ha thu lãi hơn 250 triệu đồng. Vùng đất trồng khoai môn đa số là đất gò, hoặc đất trồng lúa kém hiệu quả, người dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng. Sau vụ trồng khoai môn, nông dân có thể trồng hoa màu khác hoặc trồng thêm một vụ lúa.

Theo nông dân trồng khoai môn ở Lấp Vò, loại cây trồng này cho thu nhập rất cao nhưng còn rất bấp bênh về đầu ra và giá cả, chưa có nơi tiêu thụ ổn định, chủ yếu là tiêu thụ nội địa và thương lái thu mua xuất sang Trung Quốc. ( Nguồn Báo Đồng Tháp)

CuKhoaiMon
CuKhoaiMon 02

Hình 2: Củ con (củ giống, giáo khoai)

Khoai môn tuy là loại cây trồng có kinh tế cao, nhưng lại dễ bị sâu bệnh tấn công gây hại, có thể làm thất thu năng suất và kinh tế. Để đảm bảo năng suất, giảm giá thành sản xuất giúp người dân trồng cây khoai môn có lợi nhuận hơn, công ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Trí giới thiệu Bộ Sản Phẩm Hợp Trí Dùng Cho Cây Khoai Môn. Bộ sản phẩm này đã được nông dân trong khu vực huyện Lấp Vò đánh giá cao vì hạn chế sâu bệnh hại, cung cấp dinh dưỡng hiệu quả, giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất và lợi nhuận cao.

 

CayKhoaiMon

Hình 3: Cây khoai môn ở huyện Lấp Vò

 


CÁC SẢN PHẨM CÔNG TY HỢP TRÍ CHO TỪNG GIAI ĐOẠN TRÊN CÂY KHOAI MÔN

I. DINH DƯỠNG CHO CÂY KHOAI MÔN

1. HỢP TRÍ SUPER HUMIC

Hợp Trí Super Humic
Hợp Trí Super Humic dạng hạt cao cấp

Nông dân Bùi Văn Bé Mười ở xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò cho biết khi cây khoai môn trồng được 7-10 ngày thì tưới Hợp Trí Super Humic giúp cây ra rễ nhanh, mạnh và mau phát triển. Khi cây trồng được 20 ngày đến 60 ngày sau trồng (NST) thì trộn với phân để rải, liều lượng sử dụng: Hợp Trí Super Humic 1-2kg/1.000m2 đất. Bón 2-4 lần trên vụ khi cây trong giai đoạn 7-60 NST.

Tuy nhiên, cũng theo nông dân Bùi Văn Bé Mười, chỉ nên sử dụng Hợp Trí Super Humic khi khoai còn nhỏ đến 60 NST, nếu kết hợp với NPK bón trễ dễ gây mục rễ (sam đít) và cây bị non, dễ bị bệnh cháy lá do nấm Phytophthora sp. gây ra (bệnh mắt cọp theo dân địa phương hay gọi).

 

2. HYDROPHOSHYDROPHOS Zn

Hydrophos
Hydrophos-Zn

Sản phẩm phân bón lá Hydrophos hay Hydrophos Zn đều cung cấp dinh dưỡng cho cây khoai môn, giúp cây phát triển bộ rễ, tăng sức chống chịu với điều kiện tự nhiên bất lợi (nắng nóng, đất phèn...), tăng cường phát triển cây con sau này.

Liều lượng sử dụng: Hydrophos hoặc Hydrophos Zn 50ml/25 lít nước. Phun 50-100 lít nước cho 1.000m2. Phun 3-4 lần trên vụ khi cây trong giai đoạn được 30-60 NST.

CayCon

Hình 3: Sử dụng Hydrophos Zn cây nhảy con nhiều

Theo kinh nghiệm của nông dân Bùi Văn Bé Mười, chỉ nên sử dụng Hydrophos hoặc Hydrophos Zn đến giai đoạn cây khoai 60 NST để cây có bộ rễ khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt, chống chịu phèn mạnh.

 

3. HỢP TRÍ CASI

Hợp Trí Casi

Theo nông dân Lê Văn Nhừ, sản phẩm HOP TRI CASI cung cấp Canxi và Silic giúp cây khoai cứng chắc hơn, nhất là lá và bẹ lá làm hạn chế sạt bẹ và lá dầy, cứng, hạn chế cháy bìa son lá và bệnh cháy lá hơn.

ChayBiaLa

Hình 4: Cháy bìa son lá khoai môn

Liều lượng sử dụng: HOPTRI CASI 50ml/25lít nước. Phun từ 50-100 lít nước cho 1.000m2 . Phun khi cây khoai trồng được 45-60 ngày hạn chế bệnh cháy lá về sau, và giai đoạn cây 100-105 ngày, giúp cây giữ bẹ lá, hạn chế rớt bẹ, vô củ chắc hơn.

 

4. HỢP TRÍ HK NPK 7-5-44+TE VÀ HOPTRI HK NPK 9-15-32+TE

Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE
Hợp Trí HK NPK 9-15-32+TE

Với hai sản phẩm HOPTRI HK NPK 7-5-44+TE và HOPTRI HK NPK 9-15-32+TE thì đây là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho giai đoạn cây khoai xuống củ và nuôi củ, giúp củ chắc và nặng kí hơn, cây khoai đạt năng suất, chất lượng hơn, bán được giá hơn. Giai đoạn sử dụng sau khi trồng được 90-135 NST. Liều lượng: HOPTRI HK NPK 7-5-44+TE hoặc HOPTRI HK NPK 9-15-32+TE là 50-80g/bình 25 lít nước. Phun từ 4-6 lần trên vụ, phun cách nhau 7-10 ngày.

 

II. THUỐC TRỪ BỆNH TRÊN CÂY KHOAI MÔN

1. EDDY 72WP

Eddy 72WP

Theo nông dân Đào Quang Hiền, khi cây khoai trồng được 30-60 ngày thì hỗn hợp EDDY 72WP với Hợp Trí Super Humic tưới gốc cho cây khoai nhằm diệt trừ nấm bệnh trong đất, và giúp cây khoai tăng sức đề kháng với bệnh cháy lá do Phytophthora sp. giai đoạn sau.

Liều lượng sử dụng: Hợp Trí Super Humic 1kg + EDDY 72WP 500g/500 lít nước, tưới gốc cho 1.000m2.

Ngoài ra, giai đoạn cây khoai sau 60NST thì dễ bị nhiễm bệnh cháy lá do nấm Phytophthora sp, nên có thể sử dụng EDDY 72WP phun phòng ngừa với liều lượng: EDDY 72WP 50g/25 lít nước. Phun 50-100 lít nước cho 1.000m2. Nhằm hạn chế bệnh hại tấn công, gây mất năng suất, có thể phun phòng ngừa 7-10 ngày lần.

 

2. PHYTOCIDE 50WP

Phytocide 50WP

Theo đa số nông dân có trồng khoai môn trên địa bàn huyện Lấp Vò thì sản phẩm PHYTOCIDE 50WP là sản phẩm hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh cháy lá do nấm Phytopthora sp. gây ra trên cây khoai môn, thường sử dụng vào giai đoạn cây khoai trồng được 60-150NST.

Liều lượng sử dụng: Phytocide 50WP 25-40g/25 lít nước. Phun từ 50-100 lít nước cho 1.000m2.

Có thể kết hợp Phytocide 50WP với Agrilife 100SL, giúp tăng hiệu quả phòng trừ bệnh cháy lá hơn và diệt vi khuẩn bội nhiễm gây hại cùng với nấm bệnh. Tốt nhất nên phun phòng ngừa, bệnh nhẹ phun cách nhau 5-7 ngày. Bệnh nặng phun lặp lại sau 3-4 ngày đến khi thấy vết bệnh khô lại.

CayKhoaiMon GD1
CayKhoaiMon GD2

Hình 5: Bệnh cháy lá trên cây khoai môn do nấm Phytophthora sp.

 

3. AGRILIFE 100SL

AgriLife 100SL

Là sản phẩm thuốc trừ bệnh có nguồn gốc hữu cơ, có thể tiêu diệt được nấm và vi khuẩn gây bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, nhưng lại an toàn cho người sử dụng, với thời gian cách ly không (0) ngày nên sản phẩm Agrilife 100SL có thể kết hợp với Phytocide 50WP để tăng hiệu quả tính phòng trừ bệnh cháy lá trên cây khoai môn.

Liều lượng sử dụng: Agrilife 100SL 25ml/25 lít nước, phun 50-100 lít nước cho 1.000m2. Phun giai đoạn cây 50-120 NST, phòng bệnh 7-10 ngày/lần, bệnh nhẹ 5-7 ngày/lần, bệnh nặng 3-4 ngày/lần.

 

4. HOP TRI KALI-PHOS

Hợp Trí Kali-Phos

Theo nông dân Trần Anh, sản phẩm HOP TRI KALI-PHOS giúp cây khoai môn phát triển khỏe mạnh, xanh tốt hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cây khoai tăng cường tính kháng bệnh.

Có thể sử dụng tất cả các giai đoạn trong thời gian sinh trưởng của cây khoai môn với liều lượng như sau: HOP TRI KALI-PHOS 50-100ml/ bình 25lit có thể kết hợp cùng Phytocide 50WP để phun phòng ngừa và trị bệnh cháy lá.

RuongKhoaiMon

Hình 6: Khoai môn xanh mởn khi phun Hợp Trí Kali-phos

 

III. THUỐC TRỪ SÂU TRÊN CÂY KHOAI MÔN

Brightin 4.0EC
Permecide 50EC
Nilmite 550SC

Sâu khoang và nhện đỏ là hai đối tượng sâu hại chính trên cây khoai môn, có thể gây hại bất cứ giai đoạn nào của cây khoai từ mới trồng cho đến khi thu hoạch. Với các sản phẩm BRIGHTIN 4.0EC, PERMECIDE 50EC, NILMITE 550SC thì đây là các sản phẩm thuốc trừ sâu có hiệu quả trong việc phòng trừ sâu khoang và nhện đỏ gây hại trên cây khoai môn.

Liều lượng sử dụng: Brightin 4.0EC 20ml/25 lít nước. Có thể kết hợp Brightin 4.0EC với Permecide 50EC 20-30ml/25 lít nước hoặc Nilmite 550SC 10-15ml/25 lít nước. Phun ướt hai mặt lá khoai, lượng nước phun 75-100 lít/1.000m2, phun lặp lại 7-10 ngày sau, nên phun luân phiên thay đổi thuốc để tăng hiệu quả phòng trừ và hạn chế tính kháng với sâu hại.

CayKhoaiMon GD1
CayKhoaiMon GD2

Hình 7: Cây khoai môn qua các giai đoạn phát triển.

CHÚC BÀ CON NÔNG DÂN TRÚNG MÙA ĐƯỢC GIÁ

Kỹ sư Nguyễn Huy Quyền

Nhân viên Kỹ thuật Hợp Trí Đồng Tháp 4

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao