Chuyên mục: Cây lúa
Ngày đăng: 30/03/2021

Quy trình chăm sóc lúa ngắn ngày trên đất phèn nhẹ - trung bình cập nhật năm 2021

Lúa hè thu được xuống giống trong điều kiện nắng nóng xen kẽ với những cơn mưa đầu mùa nên rất dễ bị xì phèn, nhện gié, muỗi hành, bệnh đạo ôn tấn công. Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều dễ thất thoát phân bón. Các biện pháp canh tác nhằm giảm hao hụt, chống đổ ngã trong giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến năng suất lúa.

1. Chăm sóc cây lúa hè thu

(Tính trên diện tích 1 ha)

Trước sạ 2 -3 ngày: Làm đất - trừ ốc
Phun Pisana 700WP: 70g/bình 25 lít, giữ mức nước 3-5cm khi phun, sau phun giữ nước trong ruộng ít nhất 24 giờ
Giống xác nhận: 120 - 150kg ngâm ủ bình thường

3 - 5 ngày sau sạ: Trừ cỏ (tất cả 3 nhóm cỏ)

Hilton 320EC: 50 ml/ bình 25 lít (3-5 ngày sau sạ), 75ml/bình 25 lít (6-9 ngày sau sạ), trước phun đất đủ ẩm, sau phun 2 ngày cho nước vào ngập gò.

7 - 10 ngày sau sạ: Bón phân thúc đợt 1, thúc đẻ nhánh sớm, phòng chống phèn mặn

Urê: 50 kg + Lân nung chảy: 200 kg + Kali đỏ: 50 kg + Hợp Trí Super Humic: 3 kg

13 - 15 ngày sau sạ: Thúc đẻ nhánh rộ, tăng chồi hữu hiệu, phòng chống phèn mặn.

Phun Hydrophos Zn: 1 lít

Trừ cỏ sót: cỏ gạo, cỏ đuôi phụng, cỏ nước mặn phun Elano 20EC 50ml -100ml/ bình 25 lít (tùy theo cỏ lớn nhỏ)

18 - 20 ngày sau sạ: Bón phân thúc đợt 2

Urê: 60 kg

25 - 30 ngày sau sạ: Phòng bệnh đạo ôn, cây cứng

Phun Hợp Trí Casi: 0,5 lít + Taiyou 20SC: 0,5 lít

35 - 45 ngày sau sạ: Bón phân rước đòng

Urê: 40 kg + Kali đỏ: 25 kg

Phun Hydrophos Zn giúp đòng to: 1 lít

50 - 55 ngày sau sạ: Phòng bệnh đạo ôn. Cây cứng

Phun Hợp Trí Casi: 0,5 lít + Taiyou 20SC: 0,5 lít

Trổ xẹt: Ngừa bệnh lem lép hạt, cháy bìa lá, trổ thoát

Bortrac: 0,2 lít + Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE: 1 kg + Keviar 325SC: 250 ml + Agrilife 100SL: 250 ml

Trổ đều: Ngừa bệnh lem lép hạt, cháy bìa lá, chắc hạt

Bortrac: 0,2 lít + Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE: 1 kg + Keviar 325SC: 250 ml + Agrilife 100SL: 250 ml

Lưu ý:

Video: Cảm nhận của bà con nông dân khi sử dụng Bortrac cho cây lúa

2. Nỗi lo bệnh đạo ôn

Biện pháp quản lý bệnh đạo ôn:

  • Bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng trồng lúa và xuất hiện quanh năm, xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của cây lúa từ giai đoạn mạ đến khi lúa chín gần thu hoạch.
  • Bệnh phát triển và lây lan nhanh: nếu gặp điều kiện thuận lợi, chỉ trong vòng 6-7 ngày sau khi cây lúa “hứng” bào tử (mầm bệnh) thì ruộng lúa đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng và từ thời điểm này bệnh lại phóng thích ra nhiều bao tử mới lây lan ra xung quanh và có thể tạo nên dịch đạo ôn trên diện rộng.

Việc sử dụng một vài hoạt chất thuốc trừ bệnh đạo ôn đã quá nhiều năm là điều kiện để nấm ngày càng phát sinh nhiều nòi mới có độc tính cao hơn, đó là lý do xảy ra tình trạng bệnh kháng thuốc (lờn thuốc) trong những năm gần đây.

Vì vậy biện pháp quản lý bệnh đạo ôn hại lúa hiện nay cần phải có sự đổi mới trong suy nghĩ và cách dùng thuốc:

  • Không nên để “nước đến trôn mới nhảy” (có nghĩa chỉ lo trị mà không lo phòng).
  • “Phòng” bệnh không có nghĩa chỉ dùng thuốc phun định kỳ mà phải tạo cho cây lúa có được “sức khỏe” tốt để tự chống lại bệnh tật.
  • Nếu phun thuốc trị thì phải phun trước ngày thứ 6 khi bệnh chưa có vết mắt én.

TrieuChungBenhDaoOnTrenLua

Hình 1: Triệu chứng bệnh đạo ôn trên lúa

Biện pháp quản lý tổng hợp:

  • Chọn giống kháng: tuy nhiên hiện nay do các giống chất lượng cao đáp ứng được xuất khẩu thì ít kháng hoặc chỉ kháng tạm thời nên yếu tố này tùy điều kiện từng vùng mà xem xét.
  • Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tạo điều kiện cho đất có thời gian nghỉ ngơi hoặc luân canh cây trồng... để cắt nguồn bệnh.
  • Quản lý không để trong ruộng có nhiều cỏ vì cỏ dại là ký chủ quan trọng của nấm gây bệnh đạo ôn.
  • Sạ thưa vừa phải, bón phân cân đối, tăng cường Canxi, Silic để giúp lúa cứng cây (thành lóng dày, bẹ lúa ôm sát lóng), lá lúa dày đứng thẳng (lá lúa không nằm ngang) để hạn chế lá lúa “hứng” bào tử nấm và không cho bào tử nấm nảy mầm xâm nhập vào bên trong. Ngay cả nấm xâm nhập vào bên trong cũng khó phát triển lây lan.
  • Chọn thời điểm sử dụng thuốc phải hợp lý (đúng lúc), không sớm cũng không trễ để tránh lãng phí và mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Khi sử dụng thuốc phải dùng thuốc đặc trị bệnh đạo ôn, không dùng thuốc phổ rộng hoặc dùng dưới liều quy định để tránh bệnh phát triển dai dẳng, bệnh mau tái phát và nấm dễ “lờn” thuốc.
  • Chọn thuốc có hoạt chất thế hệ mới, cơ chế tác động khác với những loại thuốc đã sử dụng nhiều năm trước để hiệu quả phòng trị tốt, không phải phun lại nhiều lần gây lãng phí và nguy cơ tồn dư thuốc BVTV cao.

Cách sử dụng dinh dưỡng Hợp Trí Casi và thuốc đặc trị Taiyou 20SC trong quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn hại lúa:

Taiyou 20SC
Hợp Trí Casi

Hình 2: Taiyou 20SCHợp Trí Casi – giải pháp mới cho phòng trừ bệnh đạo ôn

Đối với các giống lúa nhiễm nhẹ hoặc kháng tạm thời:

  • Sau khi sạ 20-30 ngày (sau bón phân thúc lần 2): phun Hợp Trí Casi (50ml/bình 25 lít, nếu thấy lúa quá xanh thừa đạm thì phun 80-100ml/bình 25 lít).
  • Sau khi sạ 50-55 ngày (hoặc trước trổ 7-10 ngày): phun lại Hợp Trí Casi giống như lần 1.

Đối với các giống lúa nhiễm nhẹ hoặc giống trong thời gian kháng tạm thời, sản phẩm Hợp Trí Casi (20% oxit canxi + 5% oxit silic) nếu sử dụng theo hướng dẫn có tác dụng phòng bệnh đạo ôn tương đương một loại thuốc trừ bệnh thông dụng (kết quả thí nghiệm của Trung tâm BVTV phía Nam năm 2014).

Đối với các giống lúa nhiễm đạo ôn:

  • Sau khi sạ 20-30 ngày (sau bón phân thúc lần 2): phun Hợp Trí Casi (50ml/bình 25 lít) + Taiyou 20SC (50ml/bình 25 lít).
  • Sau khi sạ 50-55 ngày (hoặc trước trổ 7-10 ngày): phun lại Hợp Trí Casi + Taiyou 20SC giống như lần 1.

Taiyou 20SC có hoạt chất Fenoxanil thế hệ mới, đặc trị bệnh đạo ôn bằng cách phá vỡ màng tế bào sợi nấm và ngăn chặn hình thành bào tử nấm, đồng thời thúc đẩy cây sản sinh ra Phytoalexin – một chất giúp cây tự đề kháng bệnh giống vaccine nên sau khi phun thuốc bệnh ngưng phát triển – không lây lan – chậm tái phát.

Sử dụng Taiyou 20SC kết hợp Hợp Trí Casi để phòng trừ bệnh đạo ôn thì hiệu lực sẽ cao hơn, bệnh chậm tái phát hơn đồng thời cung cấp thêm canxi, silic giúp lúa trúng mùa hơn.

Cơ chế tác động của hoạt chất Fenoxanil

CoCheTacDongCuaTaiyou20SC

Hình 3: Cơ chế tác động của Taiyou 20SC trị nấm gây bệnh đạo ôn

3. Hạn chế ngộ độc phèn, mặn

Hạn mặn năm 2020-2021 diễn biến không nặng nề như năm 2019-2020, nhưng bà con vẫn cần phải tích trữ đủ nước, tăng dinh dưỡng để giúp cây lúa chống chịu với hạn mặn. Qua đó, Hợp Trí cung cấp bộ dinh dưỡng nền tảng và tăng cường thể lực gồm có:

  • Hợp Trí Super Humic: Bón lót/ bón sớm: 2kg/ha kết hợp lân hoặc vôi. Bón thúc: 2kg/ha kết hợp Ure, DAP, NPK
  • Hydrophos Zn: Phun lần 1: 7 - 10 NSS, 1 lít/ha; Phun lần 2: 30 - 45 NSS, 1 lít/ha
  • Hợp Trí Casi: Phun lần 1: 20 - 25 NSS, 0,5 - 0,8 lít/ha; Phun lần 2: 50 - 55 NSS 0,5 - 0.8 lít/ ha.

BoDinhDuongNen TangVaTangCuongTheLucCayLua

Hình 4: Bộ dinh dưỡng nền tảng & tăng cường thể lực cây lúa

4. Lúa đổ ngã

Brightstar 25SC với hoạt chất Paclobutrazol là chất điều hòa sinh trưởng cây trồng. Thuốc được hấp thu qua rễ, thân và lá.

Brightstar 25SC giúp các lóng gần mặt đất không vươn dài, thành lóng dày, bẹ lá ôm sát vào thân nên cây lúa cứng cáp ít đổ ngã, thuận tiện cho việc thu hoạch bằng cơ giới hoặc bằng tay.

Video cảm nhận của bà con nông dân khi sử dụng Brightstar 25SC

Liều dùng: 30ml/bình 25 lít, phun 1 lần đối với giống lúa có thời gian sinh trưởng (TGST) cực ngắn hoặc 2 lần đối với các giống có TGST dài hơn. Cụ thể, giống 85-90 ngày phun 1 lần lúc 30-35 ngày, giống dài hơn phun 1 lần lúc 30-35 ngày và 1 lúc trước thời điểm làm đòng 3-5 ngày (không phun sau khi lúa làm đòng)

5. Biện pháp phòng trừ nhện gié hại lúa:

Đối với chân ruộng thường xuyên bị nhện gié gây hại nặng, sau khi thu hoạch lúa, rải rơm đốt đồng kỹ trước khi làm ruộng.

Bà con nên cày lật gốc rạ, không cho lúa chét, lúa rày mọc, làm sạch cỏ bờ. Sạ thưa, sạ hàng, giảm phân đạm (bón theo bảng so màu).

Giữ nước trong ruộng đầy đủ nhằm hạn chế nhện phát triển vì nhện gié thích hợp trong điều kiện ruộng khô. Thăm đồng thường xuyên, theo dõi sự gây hại của nhện gié, đặc biệt từ khi lúa làm đòng đến trổ (40 - 60 ngày sau sạ). Tét bẹ lá lúa ra để quan sát nhện ở bên trong bẹ đôi khi cũng có thể phát hiện nhện trên thân lúa.

NhenGieSongTrongHangXopBeLa

Hình 5: Nhện gié sống trong hang xốp bẹ lá

Để tăng sức đề kháng với nhện gié, bà con nên phun Hợp Trí CaSi lúc 30-35 ngày sau sạ, giúp cây lúa cứng cây - đứng lá, tăng hàm lượng silic trong thân lá giúp cây lúa khỏe.

Không phun thuốc trừ nhện quá sớm và không phun ngừa để tạo điều kiện phát triển nhóm thiên địch nhện gié như bù lạch đen, nhện bắt mồi phát triển.

Từ khi lúa đứng cái làm đòng, cần kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện sớm nhện. Nếu có nhện, cần phun thuốc diệt trừ ngay từ khi mật số còn thấp với thuốc đặc trị nhện là Nilmite 550SC.

Nilmite 550SC là thuốc trừ nhện gié thế hệ mới có dạng SC (huyền phù đậm đặc) với nhiều đặc tính vượt trội: hoạt chất Fenbutatin oxide ức chế quá trình phosphoryl hoá làm chặn đứng việc tổng hợp ATP từ ADP, chặn đứng nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào nhện gié, làm nhện ngừng sinh trưởng và chết.

Phun Nilmite 550SC vào các giai đoạn:

  • Lúa 30 ngày sau sạ: kiểm tra thấy 5% bẹ bị tím, cần phun thuốc kỹ vào bẹ lá, liều lượng 10ml/bình 25 lít (1-2 bình 25 lít/1.000m2).
  • Lúa làm đòng: 38 - 40 ngày sau sạ (5% cây bị «cạo gió») phải phun thuốc kỹ vào bẹ lá, liều lượng 10ml/bình 25 lít ( 1 - 2 bình 25 lít/1.000 m2).
  • Từ 5 - 7 ngày trước trổ (5% bẹ lá đòng có sọc đỏ, tím đen) phải phun thuốc thật kỹ vào bẹ lá, liều 10ml/bình 25 lít (5 bình 25 lít/2.000 m2).

Để đạt hiệu quả cao, bà con cần lưu ý chỉnh béc phun thật nhuyễn, phun kỹ mặt dưới lá. Phun ướt đẫm cây lúa, lượng thuốc dư sẽ chảy sâu xuống theo bẹ lá vào bên trong giết nhện.

Nếu được, trước khi phun thuốc nên bơm nước ngập gốc thân lúa để nhện di chuyển lên phía trên, dễ trúng thuốc hơn. Nên phun vào buổi chiều mát, vì đến đêm nhện thường bò ra khỏi bẹ lá leo lên gây hại ở phía trên cây lúa, hiệu quả diệt nhện của thuốc sẽ cao hơn.

6. Phòng trừ muỗi hành (sâu năn) hại lúa

a. Biện pháp canh tác:

  • Làm đất kỹ, vùi lấp lúa rài, lúa chét và cắt bớt cỏ bờ trước khi gieo sạ.
  • Nên gieo sạ đồng loạt.
  • Nên bón lót hoặc bón thúc đẻ nhánh sớm.
  • Bổ sung phân hữu cơ sinh học đậm đặc Hợp Trí Super Humic (1-2kg/ha, trộn phân vô cơ khi bón) và phun Hydrophos Zn giàu lân ở thời điểm 10-15 ngày sau sạ (50ml/16 lít) để giúp lúa đẻ nhánh sớm, tăng chồi hữu hiệu.

b. Biện pháp hóa học:

Thường xuyên thăm đồng, khi phát hiện thành trùng và ống hành mới xuất hiện cần phun thuốc trừ thành trùng và ấu trùng vừa mới nở vào giai đoạn lúa 20-25 ngày tuổi bằng các thuốc sau:

  • Permecide 50EC: 25ml/ bình 16 lít,
  • Hoặc hỗn hợp Permecide 50EC (20ml) + Carbosan 25EC (30ml)/ bình 16 lít.
  • Có thể rải thuốc trừ sâu dạng hạt, có tính lưu dẫn để phòng trừ.

*** Bà con đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, nếu có gì chưa rõ xin liên hệ tổng đài công ty số 18006648.

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptri.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện:
ĐẶNG HỒNG HẢI.
Số giấy chứng ĐKKD: 0303015573.

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 22 ngày 23/05/2018. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM.

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia.

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao